Là người phụ nữ duy nhất của Việt Nam lọt vào top danh sách tỷ phú Đô la (USD) được tạp chí Forbes bình chọn. Nguyễn Thị Phương Thảo – một tỷ phú tự thân. Được mệnh danh là “người con gái có bàn tay sắt bọc nhung” bên ngoài nhỏ nhắn có nụ cười rạng rỡ duyên dáng bên trong là ý chí đã kinh doanh là phải làm lớn, chinh phục thị trường thế giới là ước mơ lớn nhất của bà.
1. Tiểu sử
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại Hà Nội. Bà được biết đến là tỷ phú trên cương vị tổng giám đốc của VietJet Air, phó chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank.
2. Tuổi thơ
Bà Phương Thảo sinh ra trong một gia đình quê gốc Hà Nội. Năm 17 tuổi bà may mắn có được cơ hội đi du học tại Nga chuyên ngành Kinh tế tài chính. Nổi lên như một trong những học sinh có bảng thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh vượt trội trong thế hệ mình.
Thời còn nhỏ bà Phương Thảo chỉ có mơ ước đơn thuần giản dị là làm giáo viên giống như mẹ bà, có một công việc ổn định ở nơi trường lớp sau đó mua được căn chung cư nhỏ và chiếc xe máy là đủ. Tuy nhiên sau khi nhận học bổng đi du học và được tiếp xúc với môi trường quốc tế ngay ở thời điểm các nước Đông Âu đang cải cách chính trị và kinh tế. Lúc này bà nghĩ: Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa theo Liên Xô thì cũng sẽ thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.
Khi mới 18 tuổi, một cô sinh viên năm 2 mang trong mình những hoài bão kinh doanh đã bước chân vào thương trường, lúc đó thị trường Đông Âu thiếu thốn trầm trọng hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử,, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, thậm chí cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong sang Đông Âu…Và ngược lại bà cũng mang các thế mạnh từ Đông Âu như phân bón, sắt thép, thiết bị,… về bán tại Việt Nam.
3. Học vấn
Sau thời gian dùi mài kinh sử, tiếp thu những tri thức tiến bộ ở Đông Âu bà tốt nghiệp với bằng: Cử nhân kinh tế và tín dụng ngân hàng và tiến sĩ kinh tế. Đồng thời, từng nắm giữ chức vụ Ủy viên sáng lập viện Hàn Lâm nghiên cứu hệ thống quốc tế Liên Bang Nga.
4. Sự nghiệp
4.1 Trở thành tỷ phú triệu đô ở tuổi 21
Với quan niệm “không làm chuyện cò con”, bà Thảo làm gì cũng dành hết tâm sức, nhiệt huyết hết mình. Bà có kể lại thường thì 8 giờ sáng đi học, chiều về bà bắt đầu làm các công việc kinh doanh đủ loại khác nhau, hôm nào đến nhà thì cũng 12 giờ đêm rồi, sau đó ngồi thống kê sổ sách. Tận 2 giờ sáng chị em cùng phòng mới lọ mọ nấu cơm, ăn tối. Ngủ chưa tròn giấc 5 giờ sáng lại gọi nhau dậy sắp xếp một số việc kinh doanh trước khi đi học”.
Sớm nhận thấy cơ hội vàng từ thương mại quốc tế cùng với sự thông minh, chăm chỉ và quyết đoán. Chỉ 3 năm sau trên thương trường, tức năm 21 tuổi bà đã có 1 triệu đôla đầu tiên trong tay nhờ buôn bán những loại hàng điện tử, máy văn phòng, máy fax và cao su tự nhiên và thoải mái. Với số vốn này, bà Phương Thảo cũng bắt đầu chuyển qua buôn bán các món đồ công nghiệp như sắt thép, máy móc, phân bón và một trong những loại hàng hóa khác.
4.2 Trở về trên thương trường Việt
Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại đại học Plekhanova bà quyết định quay về Việt Nam. Hai lĩnh vực mà bà tập trung đầu tư là tài chính và bất động sản nó đã để lại nhiều dấu ấn trong kinh doanh. 1992 bà cùng với chồng là doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng đã thành lập công ty Sovico, đặt viên gạch đầu tiên cho Sovico Holdings tại Việt Nam.
Năm 2000 bà Thảo góp vốn thành lập Techcombank và VIB tại Việt Nam. Tới năm 2003 bà trở thành tổng giám đốc của ngân hàng HDBank luôn đi đầu trong việc đổi mới chiến lược ngân hàng, chú trọng phát triển cải thiện chất lượng dịch vụ. HD Bank dần trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn mạnh nhất Việt Nam.
Bên cạnh việc điều hành HDBank bà Thảo còn trở thành cổ đông chính của tập đoàn địa ốc Phú Long vào năm 2004. Sau đó thực hiện thương vụ mua bán hệ thống khách sạn Furama Resort năm sao ở Đà Nẵng. Lúc này bà trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu hệ thống nghỉ dưỡng năm sao đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
4.3 VietJet Air – Giấc mơ bay
Hơn một thế kỷ phát triển của ngành hàng không, CEO Nguyễn Thị Phương Thảo của Việt Nam là người đầu tiên đã làm nên kỳ tích trở thành nữ doanh nhân duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại của riêng mình mang tên VietJetAir .
Ban đầu đề án của Vietjet Air là một hãng hàng không năm sao. Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi trong một dịp gần Tết. Bà Thảo đi thăm những gia đình có công với cách mạng ở vùng cao. Một bà mẹ đã hỏi: “Bao nhiêu tấn thóc mới có thể mua được một chiếc vé máy bay để mé để dành, miễn chỉ mong trước khi nhắm mắt được bước chân lên máy bay”. Câu nói đó khiến bà Thảo giật mình và nó cứ văng vẳng in sâu bên tai bà trong quá trình hoàn thành đề án.
Lúc này bà Thảo quyết định quay sang nghiên cứu mô hình hàng không đại chúng giá rẻ khác với chiến lược của Vietnam Airlines và nhận thấy mô hình này mang lại cơ hội “được bay” cho rất nhiều người, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của du lịch. Bà bắt đầu đi tìm kiếm các đơn đặt hàng máy bay mới số lượng lớn.
Qua nhiều năm nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryanair hay AirAsia. Nhưng khi bắt tay vào hoạt động thì lại gặp vấn đề giá dầu tăng cao, kế hoạch buộc phải hoãn lại. Đến năm 2010, Vietjet Air nhận được thỏa thuận liên doanh với AirAsia nhưng lại gặp vướng mắc khiến việc liên doanh này không thành công.
Không bỏ ngang giấc mơ của mình, năm 2011 bà đưa ra một quyết định hết sức sáng xuất đó là mở hãng hàng không riêng lấy tên Vietjet Air, định hướng phát triển theo mô hình bay giá rẻ phù hợp với nền kinh tế Việt Nam với mục tiêu trở thành một Emirate tại châu Á.
Sự nghiệp xây dựng VietJet có lúc tưởng như phải bỏ cuộc thế nhưng với quyết tâm làm việc tới cùng bà Phương Thảo không ngần ngại tới từng cơ quan ban ngành trình bày nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp, đưa giấc mơ trở thành hiện thực.
Thành quả tới sớm khi ngay ngày đầu tiên lên sàn VietJetAir đã ngay lập tức gia nhập nhóm doanh nghiệp tỷ đô. 2017 cổ phiếu Vietjet niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với vốn hóa thị trường thời điểm đó là 1,4 tỷ đô la Mỹ. Trong năm tiếp theo VietJack vận chuyển 23 triệu lượt khách chiếm 46% thị phần hành khách nội địa.
Doanh thu của Vietjet tăng 27% đạt mức 2,3 tỷ đô la mỹ trong năm 2018. Mục tiêu tiếp theo của bà Thảo là trong một ngày không xa cổ phiếu VietJet sẽ có tên trên sàn chứng khoán nhiều nước Mỹ.
Sau 2 năm thực hiện “giấc mơ bay” (2019) Vietjet đã chiếm hơn 40% thị phần nội địa.
4.4 Nữ doanh nhân tỷ đô
Tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo tính đến ngày 13/12/2019 đạt 2,7 tỷ đô và là người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách tỷ phú tiền đô trong sự nghiệp kinh doanh của mình.
Bà cũng từng đạt nhiều giải thưởng danh giá:
- Tháng 11/2018, Tổng thống Singapore Halimah Yacob và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN Robert Yap trao cho bà Phương Thảo hai giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực ASEAN và Nữ doanh nhân xuất sắc Việt Nam.
- Đến tháng 12, nữ doanh nhân của Vietjet nằm trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới với vị trí thứ 44 so với bảng xếp hạng năm 2017 tăng đến 11 bậc.
- Ngoài ra bà cũng được đánh giá là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu Toàn Cầu Năm 2018.
Nổi tiếng với những thành tựu lớn, mặc dù bận rộn và ít xuất hiện ở các hội nghị nhưng bà Thảo vẫn dành thời gian cho các diễn đàn có sự tham gia của nhiều bạn trẻ sinh viên và quan tâm đến thế hệ trẻ Việt Nam.
- Bà xây dựng chương trình học bổng Chắp Cánh Yêu Thương mỗi năm trao nhiều học bổng khuyến khích học trò nghèo đến trường.
- Trao tặng áo ấm cho trẻ ở vùng sâu.
- 10 năm đồng hành cùng bộ môn thể thao trí tuệ qua giải cờ vua quốc tế HDBank.
4.5 Người phụ nữ của gia đình
Cứng rắn, độc lập trên thương trường, kiên định trong từng bước quyết định nhưng bà Phương Thảo hết sức chăm lo cho đời sống nhân viên từ xa. Phong cách lãnh đạo gần gũi, chế độ hậu đãi tốt không bao giờ từ chối chụp ảnh chung với cấp dưới và nhân viên của bà.
Lãnh đạo cùng lúc cả hãng hàng không lớn như: VietJet Air, ngân hàng HDBank và nhiều doanh nghiệp khác đối với nhiều người có lẽ đã quá sức tưởng tượng, nhưng người phụ nữ cứng rắn, kiên cường, độc lập, tự thân gầy dựng lên sự nghiệp khổng lồ trên thương trường không hề đổ gục.
Khi về nhà bà gạt bỏ chức vị CEO, chủ tịch trên hàng nghìn người để trở về là người vợ mẫu mực, người mẹ hết lòng yêu thương vun vén cho gia đình. Thời gian cho gia đình của những người bận rộn có thể nói là xa xỉ, rất khó để vẹn toàn. Nhưng với bà, định nghĩa này không phù hợp nữa, gia đình vẫn là thứ duy nhất bà giữ gìn và quý trọng.
5. Lời kết
CEO – Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo. Với khối tài sản vào cuối năm 2019 cán mốc 2.7 tỷ USD. Thành công này chính là trái ngọt của sự nỗ lực, cố gắng, thông minh, quyết đoán, tài năng của một người phụ nữ sở hữu “Cú đấm thép bọc nhung”. Với quan điểm “ Không làm chuyện cò con” từ khi mới khởi nghiệp có lẽ thành công này sẽ tiếp tục nở rộ với bà trong tương lai.
Ý kiến bạn đọc (0)