Kiến Thức Kinh Doanh

Triết Lý Kinh Doanh Là Gì ❤️ 10 Vai Trò & 15 Triết Lý Nổi Tiếng

1680
triết lý kinh doanh là gì, triết lý kinh doanh, những triết lý kinh doanh nổi tiếng, vai trò của triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của Apple, triết lý kinh doanh của Amazon, triết lý kinh doanh của Google,

Triết lý kinh doanh đối với một doanh nghiệp không chỉ giúp gây dựng thương hiệu, niềm tin cho khách hàng mà còn là tổng quan những giá trị mà doanh nghiệp đó mang lại. Chính vì thế việc xây dựng một triết lý kinh doanh đúng đắn là điều vô cùng cần thiết.  Để có cái nhìn rõ nét hơn về triết lý kinh doanh là gì? hãy cùng tìm hiểu qua viết dưới đây.

Triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng khái quát, sâu sắc được chắt lọc và đúc rút từ thực tiễn kinh doanh, có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các doanh nghiệp.triết lý kinh doanh là gì, triết lý kinh doanh, những triết lý kinh doanh nổi tiếng, vai trò của triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của Apple, triết lý kinh doanh của Amazon, triết lý kinh doanh của Google,

 

Triết lý kinh doanh bắt nguồn từ thực tiễn, trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh… được con người tổng kết và rút ra những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hành vi. Triết lý kinh doanh được doanh nghiệp thể hiện qua lý do tồn tại và các quan điểm hành động của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. 

triết lý kinh doanh là gì, triết lý kinh doanh, những triết lý kinh doanh nổi tiếng, vai trò của triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của Apple, triết lý kinh doanh của Amazon, triết lý kinh doanh của Google,

Chẳng hạn như trong việc quản trị nhân sự, những nhà quản trị hay chủ doanh nghiệp có quan điểm “Con người là tài sản quý nhất của tổ chức”, họ luôn biết cách thu hút, sử dụng cũng như đãi ngộ nhân viên của họ một cách hợp lý, nhờ vào đó mà giữ chân được nhân tài ở lại lâu dài.

Muốn phát triển bền vững doanh nghiệp thì việc xây dựng một triết lý kinh doanh đúng đắn, văn hóa làm việc chuẩn mực sẽ mang lại những giá trị chung, đậm bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp, và gây được thiện cảm không chỉ với riêng nhân viên mà còn đối với phía đối tác và khách hàng của doanh nghiệp. Một triết lý kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp đào tạo được đội ngũ nhân lực có tác phong làm việc chuyên nghiệp và giúp phát huy những ý tưởng sáng tạo của mỗi cá nhân để phát triển doanh nghiệp vững mạnh. 

Vai trò của triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp

Là phương tiện để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Việc đặt mục tiêu và thiết lập ý tưởng kinh doanh giúp định hướng cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng trong công việc và mục tiêu phát triển. Từ đó làm động lực đê nhân viên tự giác hoạt động, phấn đấu vươn lên với lòng trung thành và hết mình vì doanh nghiệp.

Hình thành phong cách đặc trưng cho doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh tạo ra giá trị đạo đức chuẩn mực để đánh giá các hành vi cho các thành viên trong toàn bộ doanh nghiệp thông qua việc xác định bổn phận và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với doanh nghiệp nói riêng và với thị trường và xã hội nói chung. Điều này giúp doanh nghiệp tạo lên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung mang những nét độc đáo – riêng biệt của doanh nghiệp đó. Một số tiêu chuẩn thường được doanh nghiệp áp dụng như trung thực, có tính đồng đội và tinh thần hợp tác, tôn trọng cá nhân và tôn trọng kỷ luật,…

Tạo ra giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp 

Triết lý kinh doanh phản ánh tinh thần và ý thức của một doanh nghiệp ở mức cơ bản nhất. Nó có tính khái quát và rất khó thay đổi. Một khi đã phát huy được tác dụng, triết lý kinh doanh sẽ trở thành ý thức và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp. Kể cả cơ cấu của doanh nghiệp có thay đổi thì triết lý kinh doanh đó vẫn giữ nguyên giá trị.

Tạo sức mạnh thống nhất cho tập thể

Triết lý kinh doanh là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là ý thức thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp và hình thành một khối sức mạnh thống nhất tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. Triết lý kinh doanh giúp góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp, có vai trò quyết định trong việc bảo tồn nền văn hóa này từ đó tạo nên một tập thể thống nhất, mạnh mẽ. Triết lý kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất để hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Là công cụ định hướng và quản lý chiến lược cho doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp luôn phức tạp và biến đổi không ngừng. Để tồn tại thì doanh nghiệp cần có tính linh hoạt và muốn phát triển lâu dài, doanh nghiệp còn cần thêm sự khôn ngoan và sáng suốt để chủ động kinh doanh.

Sự trừu tượng và định tính của triết lý kinh doanh cho phép các doanh nghiệp thích nghi linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và các hoạt động bên trong. Nó có vai trò định hướng, là công cụ chỉ dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Nếu thiếu đi triết lý doanh nghiệp thì việc lập kế hoạch chiến lược và thực hiện các dự án sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hơn thế nữa, triết lý kinh doanh còn là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp. Đối với các cán bộ quản trị, triết lý kinh doanh là văn bản pháp lý và cơ sở văn hóa để họ có thể đưa ra các quyết định quan trọng, mang tính chiến lược trong những tình huống mà sự phân tích kinh tế vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề.

Một số triết lý giúp thay đổi suy nghĩ và cuộc sống của bạn

1.Đừng bào chữa cho lỗi lầm, hãy cải tiến

Đôi khi trong cuộc sống sẽ có những quyết định không diễn ra như cách mà bạn muốn. Khi đó, đừng cố gắng tìm lý do để bào chữa về điều đó, nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với mọi người hay chính bạn cả. Thay vào đó hãy tập trung giải quyết vấn đề dù là vấn đề xuất phát từ bạn hay người khác, nếu bạn có trách nhiệm trong vấn đề đó thì hãy học cách cải tiến. Dù nhanh hay chậm thì kết quả bạn nhận được cũng sẽ xứng đáng.

2.Đừng dừng lại khi mệt mỏi, chỉ dừng lại khi đã xong

Trên cương vị là một doanh nhân, không ít lần bạn gặp khó khăn, mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Cho dù là vậy nhưng nếu từ bỏ giữa chừng thì bạn chỉ là người phù hợp với 2 từ “thất bại”. Thành công không dành cho số đông mà nó chỉ thuộc về những người biết cố gắng nỗ lực và không bỏ cuộc giữa chừng. Nó sẽ không bao giờ quan trọng việc bạn rất mệt mỏi hay đã làm việc đủ giờ vì thế hãy chỉ dừng lại khi mọi việc đã xong xuôi. Miễn là bạn cứ tiếp tục, một lúc nào đó bạn sẽ hoàn thành được mục tiêu.

3.Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công

Thông thường khi bạn nhìn vào một người thành công bạn sẽ chỉ thấy phần nổi của họ mà không biết là họ đã phải trải qua thời gian bao lâu và đánh đổi những thứ gì để có được sự nghiệp như ngày hôm nay? Thomas Edison nhà phát minh ra bóng đèn đã từng nói: “ I have not failed. I’ve just found 10,000 ways that won’t work – Tôi không thất bại, tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không đúng”. Nếu bạn chưa thể đạt được nguyện vọng của mình ở hiện tại thì hãy đừng nản chí, miễn là bạn tiếp tục cố gắng thì chắc chắn sẽ thành công.

4.Sống theo cách mà nếu ai đó nói xấu bạn, sẽ không ai tin điều đó

Kể cả khi bạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ hay đã trở thành một tập đoàn toàn cầu thì việc tuân thủ nguyên tắc và bảo toàn triết lý kinh doanh đã tồn tại từ lâu là một việc vô cùng quan trọng. Khi đó dù là ở thời kỳ suy thoái, chỉ cần danh tiếng của doanh nghiệp vẫn được bảo toàn, thì bạn vẫn có thể vực dậy được.

5.Luôn là chính mình, đừng lúng túng khi không cùng suy nghĩ với người khác

Trên con đường kinh doanh bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều người và mỗi người sẽ có suy nghĩ và giá trị sống khác nhau. Khi đó, bạn không cần phải làm việc dựa theo suy nghĩ của ai khác mà hãy xác định suy nghĩ của bạn đúng hay sai bằng cách thực hiện. Còn nếu bạn sợ sệt mà không thực hiện ý tưởng đó thì kết quả vẫn chỉ là một ẩn số. Vì thế hãy tập trung vào mô hình kinh doanh của bạn và chỉ có bạn mới thật sự hiểu nó. Hơn nữa chỉ cần bạn luôn đi theo những triết lý kinh doanh đúng đắn đã đề ra thì cuối cùng mọi việc sẽ luôn suôn sẻ. 

6.Trung thực là món quà tốn kém, đừng mong đợi từ người rẻ tiền

Trong giới kinh doanh, muốn thành công thì những mối quan hệ là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt được đâu là những người thực sự quan trọng và đâu chỉ là những mối quan hệ xã giao. Những người tốt với bạn sẽ đưa ra những lời khuyên có ích dựa trên tình trạng thực tế của bạn. Dù điều họ nói ra có thể khiến bạn chạnh lòng nhưng đó mới là những phản hồi có giá trị giúp bạn nhìn nhận lại được bản chất của sự việc và xác định hướng đi tốt hơn. Ngược lại, những người muốn lợi dụng bạn thì những lời khuyên họ đưa ra hết sức vô ích, thậm chí có thể khiến bản thân bạn dậm chân tại chỗ. 

7.Khó khăn không có nghĩa là thất bại

Những người khi mới chỉ gặp một chút khó khăn, thử thách đã vội bỏ cuộc thì sẽ chẳng bao giờ nhận được sự thành công. Kinh doanh là cả một quá trình dài có lúc thịnh cũng sẽ có lúc suy. Vì thế nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn thì đừng vội nản lòng, chỉ cần bạn kiên trì và một lòng quyết tâm theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra thì bạn sẽ nhận được những đền đáp xứng đáng.

8.Đừng bị giới hạn bởi suy nghĩ của bạn

Tiền không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công hay thất bại của bạn. Trên thực tế có rất nhiều người bỏ ra rất nhiều tiền nhưng cuối cùng họ chỉ nhận được 2 chữ “thất bại”, ngược lại rất nhiều người thành công lại đi lên từ 2 bàn tay trắng. Chính vì thế yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh là nằm ở cách suy nghĩ của bạn. Nếu bạn chưa làm mà đã bỏ cuộc, mới thấy khó đã nản chí thì kết quả mãi mãi là con số 0.

9.Hãy giữ sự thành công cho riêng mình

Một số người có suy nghĩ rằng một khi họ kinh doanh thành công, họ sẽ cho cả thế giới biết được những gì họ đã làm tuy nhiên những điều đó sẽ chỉ khiến mọi người đố kị và không hề xem trọng bạn. Vì vậy, hãy để mọi chuyện đến một cách tự nhiên, đừng quá kiêu ngạo làm mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát. Khi đó mọi người sẽ có thiện cảm và chính bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

10.Điều khó mở nhất là một tâm trí khép kín

Đối với những người có tâm trí khép kín thì dù bạn bỏ rất nhiều công sức hay kết quả tốt vẫn không thể khiến họ tin tưởng bạn. Đối với họ, mọi nỗ lực của bạn chỉ như con số 0. Thay vì tiếp tục lãng phí thời gian với những người như vậy thì bạn hãy bỏ thời gian để tìm kiếm những người khác hữu ích hơn để có thể kết hợp với nhau cùng tạo nên một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. triết lý kinh doanh là gì, triết lý kinh doanh, những triết lý kinh doanh nổi tiếng, vai trò của triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của Apple, triết lý kinh doanh của Amazon, triết lý kinh doanh của Google

Những triết lý hay từ những CEOs thành công trên thế giới

Jeff Bezos, CEO của Amazon

Câu hỏi thường thường được hỏi trong bán hàng đấy là “Tại sao?”. Đó là một câu hỏi hay, nhưng câu hỏi có thành quả tương đồng đấy chính là “Tại sao không?” 

Warren Buffett, CEO của Berkshire Hathaway

Mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và 5 phút để huỷ hoại nó. nếu như bạn tưởng tượng đến điều đấy, bạn sẽ hành xử khác

Howard Schultz, CEO của Starbucks.

Trong thực trạng mà xã hội thay đổi luôn luôn thì những nhãn hiệu tồn tại lâu dài là những thương hiệu được xây dựng từ trái tim – điều ấy khiến chúng lâu bền và chân thật hơn. Nền tảng của chúng cũng vững chắc hơn vì chúng được xây dựng nhãn hiệu dựa trên chính tâm hồn của chúng ta, không phải từ truyền thông marketing. Những doanh nghiệp đúng có nghĩa là những doanh nghiệp tồn tại dài hạn

Steve Jobs, CEO của Apple

Tôi tin rằng khoảng 1 nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành công và không thành công là ở sự kiên trì tuyệt đối

Rupert Murdoch, CEO của 21st Century Fox

Toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Lớn sẽ không còn đánh bại nhỏ mà nhanh sẽ đánh bại chậm

Larry Page, CEO của Google

Nếu như bạn đang thay đổi toàn cầu này, có nghĩa là bạn đang thực hiện những điều cốt yếu. Bạn trở nên hào hứng thức dậy vào buổi sáng

John C. Maxwell, CEO của The John Maxwell Company

Chúng ta đủ lớn sẽ thừa nhận sai lầm, đủ thông minh sẽ tạo ra lợi nhuận, và đủ vững chãi để sửa chữa những sai lầm ấy

Sam Walton, CEO của Wal-Mart

Đồng vốn không khan hiếm. Tầm nhìn mới khan hiếm

Mark Zuckerberg, CEO của Facebook

Tôi nghĩ để thành lập một doanh nghiệp, bạn cần làm 2 điều đúng – định hướng rõ ràng đối với điều mà bạn muốn làm và chọn những người tuyệt vời để thực hiện – khi đó bạn có thể làm tốt

Donald Trump, CEO của Trump Organization

Kinh nghiệm dạy tôi rất nhiều điều. Thứ đặc biệt là hãy tin vào linh cảm của bạn, bất kể những thứ trên giấy tờ có vẻ hay ho như thế nào đi chăng nữa. thứ hai, bạn gần như sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với những thứ bạn hiểu rõ. Thứ ba, đôi khi thương vụ đầu tư thành công nhất của bạn lại không phải là cái bạn làm

Bill Gates, CEO của Microsoft

Kiên nhẫn chính là yếu tố của thành công

Fujio Mitarai, CEO của Canon

Khoảng cách giữa số 1 và số 2 là không chỉnh sửa. Nếu bạn mong muốn khiến cho công ty, tổ chức của mình hiệu quả hơn, bạn phải hoàn thành bản thân trước. Lúc đó công ty, tổ chức của bạn cũng sẽ tốt lên như bạn. Đấy là bài học lớn nhất

Robert Iger, CEO của Walt Disney

Tầm quan trọng hàng đầu của con người là đặt một số luật lệ cũ qua một bên và làm ra những luật lệ mới, đồng thời bám sát người tiêu dùng – coi họ muốn gì và họ muốn đi đến đâu

Michael Dell, CEO của Dell Computers

Có nhiều điều tạo nên sự thành công. Tôi không thích làm chỉ để làm – mà thích làm thật sự. Tôi thích làm mọi điều để công ty thành công. Tôi không sử dụng thời gian cho các sở thích của riêng mình

Kevin Plank – CEO của Under Armour

Công ty nào mà bây giờ lo lắng nguy cơ và luôn bao biện bằng việc “Chúng tôi nghĩ giờ chưa phải lúc thích hợp”. Thế thì chẳng bao giờ có cái gọi là “thời điểm phù hợp đâu”

Có thể thấy, việc trả lời cho câu hỏi triết lý kinh doanh là gì? có vai trò rất lớn đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn bắt đầu tạo dựng sự nghiệp riêng thì việc đặt ra triết lý kinh doanh là bước không thể bỏ qua. 

5 ( 1 bình chọn )

Hiếu Google

https://hieugoogle.vn
Hieugoogle.vn là Blog của Hiếu chuyên về các kiến thức Marketing online, thủ thuật máy tính & Các kiến thức tài chính, kinh tế..

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm