Kiến Thức Kinh Doanh

【RSI Là Gì】 Công Thức & Cách Sử Dụng Hiệu Quả Trong Forex

738

Hiện nay, thị trường Forex khá bổ phiến, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bên cạnh chứng khoán, tiền ảo. Để thành công trong thị trường này, các nhà đầu tư cần phải biết sử dụng thành thạo các công cụ phân tích kỹ thuật. Một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng không thể bỏ qua đó là RSI. Vậy RSI là gì? Cách phân tích và sử dụng như thế nào để giúp đầu tư hiệu quả tốt nhất. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhất cho việc đầu tư của bạn.

RSI là gì?

RSI là từ viết tắt của cụm Relative Strength Index –  Chỉ số sức mạnh tương đối. RSI là chỉ báo động lượng có tác dụng đo lường mức độ thay đổi của giá. Các nhà đầu tư có thể đánh giá các điều kiện quá mua hay quá bán của thị trường Forex khi dựa vào chỉ số này.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) được phát triển bởi kỹ sư cơ khí  J. Welles Wilder. Chỉ số RSI di chuyển trong khoảng giới hạn từ 0 đến 100. Theo lý thuyết của nhà sáng lập Wilder đặt ra, khi chỉ số RSI xuống dưới mức 30 là biểu hiện cho thị trường đang ở tình trạng quá bán. Và ngược lại, khi RSI ở trên mức 70 thì sẽ biểu hiện cho tình trạng thị trường ở mức quá mua. Thị trường ngoại tệ có thể sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại khi hiện tượng quá mua hoặc quá bán được diễn ra.

Không những trong thị trường chứng khoán mà còn đối với hầu như các thị trường tài chính khác như thị trường Ngoại hối, thị trường tương lai, các tín hiệu RSI đều mang lại giá trị. Đây là một trong những chỉ báo phân tích kỹ thuật bổ biến nhất được áp dụng khi đầu tư.

Ý nghĩa của chỉ số RSI trong giao dịch Forex

Chỉ số sức mạnh tương đối có ý nghĩa quan trọng trong thị trường Forex

đối với thị trường Forex ,chỉ báo RSI có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Dựa vào nó, các nhà đầu tư có thể xác định được các hành động mua và bán theo xu hướng giá thị trường một cách chính xác nhất. Dưới đây, là một số ý nghĩa của chỉ số RSI trong giao dịch Forex:

Phân vùng quá mua quá bán

Biên độ của chỉ báo RSI sẽ dao động từ 0 đến 100. Thị trường tăng mạnh là khi biên độ dịch chuyển về gần con số 100. Ngược lại, nếu chỉ số RSI lùi lại gần về biên độ 0 chứng tỏ sức bán trên thị trường đang tăng cao.

Để có thể dễ dàng theo dõi và xác định được sức mua bán, người giao dịch thường dựa vào RSI 30 và 70. Theo như đó:

Quá mua là khi đường RSI > 70

Quá bán là khi RSI < 30

Dự đoán xu hướng giá tăng giảm ở tương lai

Xu hướng tăng khi chỉ số RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên hay RSI đang nằm trong vùng khoảng 45 – 55 và sau đó vượt quá cao khỏi vùng 55.

Xu hướng giảm khi chỉ số RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hay RSI đang nằm trong vùng khoảng 45 – 55 nhưng đột nhiên lại vượt xuống vùng 45.

Xác định hình dạng phân kỳ, hội tụ giá

Cách xác định hình dạng phân kỳ và hội tụ giá cũng khá đơn giản. Để xác định xu hướng này, nhà đầu tư có thể tiến hành nối đỉnh với đỉnh và đáy với đáy. Nếu như hai đường này đi ra xa nhau thì chứng tỏ phân kỳ. Lúc này, giá đang có xu hướng đảo chiều từ tăng tới giảm.Vì vậy, cách an toàn nhất là các nhà đầu tư nên dừng hoạt động bán ra để sau đó chuẩn bị xác định được điểm thực hiện mua vào.

Nếu hai đường giá và chỉ số RSI di chuyển lại gần nhau là hội tụ. Khi này giá sẽ đảo chiều từ giảm lên tăng. Khi này, các nhà đầu tư nên ngưng các hoạt động mua vào và chuẩn bị xác định thời điểm bán ra.

Công thức để tính chỉ số RSI

Các nhà giao dịch cần tìm hiểu kỹ công thức tính chỉ số RSI để có thể phân tích xu hướng thị trường tiền tệ được thuận lợi hơn. Để tính RSI, bạn phải tính trung bình của hàm mũ 14 kỳ của ngày có mức giá đóng cửa cao hơn mức giá lúc mở cửa. Sau khi ra kết quả, lấy số này chia cho mức giá đóng của ngày mà giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của sàn Forex.

Công thức tính như sau

RSI = 100 – 100/ (1+RS)

Trong đó:

RS là sức mạnh tương đối.

RS = AG/ AL (AG là từ viết tắt của Average Gain, đây là trung bình tổng số kỳ tăng trong một quãng thời gian nhất định; AL là từ viết tắt của Average Loss, đây là trung bình tổng số kỳ giảm trong một quãng thời gian nhất định).

RSI sẽ là giá đóng cửa của 14 ngày gần nhất.

Cách hướng dẫn cài đặt đường RSI trên phần mềm MT4

Để cài đặt chỉ số RSI trên MT4 các bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Cài đặt phần mềm MT4 và mở MT4 lên. Nếu chưa có thì bạn hãy download tại đây.  Sau đó, bạn sẽ chọn Insert trên thanh công cụ menu >  chọn Indicator > chọn Oscilatoirs > chọn Relative Strength Index.

Bước 2: Hệ thống lúc này sẽ hiển thị một bảng thông tin để bạn có thể điều chỉnh chỉ số RSI. Bình thường, chu kỳ 14 ngày là thời điểm đủ để tạo ra một kết quả chính xác.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn màu cho đường chỉ báo RSI, sử dụng nét đậm hoặc nét thanh tại mục Style.

Hoặc có thể xem video hướng dẫn dưới đây:

Các Sai lầm thường gặp khi giao dịch với RSI

Sai lầm thứ 1: Thực hiện lệnh BUY khi thị trường đang ở mức QUÁ BÁN

Rất nhiều nhà giao dịch áp dụng một cách máy móc hiện tượng quá mua và quá bán vào trong giao dịch. Do đó, dẫn đến những kết quả giao dịch không tốt. Trên thực tế thì trong một xu hướng tăng mạnh, khi chỉ số RSI vượt ngưỡng 30 không có nghĩa là giá sẽ đảo theo chiều tăng.

Chúng ta chỉ nên áp dụng tính chất quá mua khi chỉ báo RSI xuống dưới 30 trong một thị trường Sideways.

Ở trong ví dụ dưới này, các bạn có thể thấy, tuy rất nhiều lần RSI giảm xuống dưới mức 30, nhưng giá vẫn tiếp tục xu hướng giảm mạnh.

Sai lầm thứ 2: Thực hiện lệnh SELL khi thị trường đang QUÁ MUA

Cũng giống như trường hợp trên, rất nhiều nhà đầu tư mắc sai lầm khi thực hiện lệnh Sell mỗi khi thấy chỉ số RSI vào vùng quá mua trên 70. Thực tế  thì trong nhiều trường hợp, khi giá đang có xu hướng tăng mạnh, khi chỉ số RSI nằm trong vùng 70 càng cho thấy giá sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn nữa. Vì thế, các bạn không nên giao dịch dựa vào hiện tượng quá mua của đường RSI.

Nhìn hình dưới đây, các bạn có thể thấy, mặc dù rất nhiều lần chỉ số RSI tăng vượt mức 70, tuy nhiên giá vẫn tiếp tục có xu hướng tăng mạnh.

Sai lầm thứ 3: Giao dịch ngay khi có tín hiệu PHÂN KỲ đảo chiều

Tính chất phân kỳ đảo chiều của chỉ số RSI là một trong những dấu hiệu tốt để đánh giá như đảo chiều xu hướng. Nhưng không phải lúc nào xảy ra hiện tượng RSI phân kỳ cũng đồng nghĩa với việc giá sẽ đảo chiều ngay sau đó. Đặc biệt đối với những khung thời gian nhỏ, sự phân kỳ đôi khi chỉ cho thấy xu hướng lúc bấy giờ có thể sẽ có sự điều chỉnh trước khi tiếp tục xu hướng tăng trên khung lớn hơn.

Nhằm có thêm căn cứ chắc chắn cho sự đảo chiều, các nhà đầu tư nên kết hợp thêm các công cụ khác như Kháng cự hỗ trợ hay Mô hình nến đảo chiều

Bên dưới là một ví dụ cho thấy mặc dù chỉ số RSI đã có dấu hiệu phân kỳ giảm, tuy nhiên giá chỉ điều chỉnh nhẹ  nhưng sau đó vẫn tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

Cách sử dụng RSI hiệu quả nhất cho nhà đầu tư

Dưới đây là một số cách phân tích chỉ số RSI mà nhà đầu tư có thể áp dụng ngay.

Chủ đề 1: Phân tích chỉ số RSI trên nhiều khung thời gian 

  1. Bước 1:Nhà đầu tư cần tìm và xác định xu hướng.

Trên khung D1, mức giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Cụ thể nếu thấy giá đi vào vùng quá bán khi RSI dưới 30 thì đây là dấu hiệu thị trường đang đảo chiều từ giảm lên tăng. Khi này bạn cần chuyển sang H4 để vào lệnh mua.

Ngược lại nếu thấy giá đang đi vào vùng quá mua  khi chỉ số RSI trên 70 thì đây là dấu hiệu thị trường đang đảo chiều từ tăng xuống giảm. Khi này cần  chuyển sang H4 để vào lệnh bán.

  1. Bước 2:Cần xác định điểm vào lệnh H4

Sau khi biết được xu hướng của thị trường thì nhà đầu tư cần chuyển sang H4 để xác định được điểm mua và bán

Bạn cần chờ giá vào vùng quá bán trên H4 để đặt lệnh mua.

Bạn cần chờ giá vào vùng quá mua trên H4 để đặt lệnh bán.

Chủ đề 2: Kết hợp chỉ số RSI và Moving Average Moving Average

Ngoài việc sử dụng chỉ báo RSI đơn thuần, nhà đầu tư có thể kết hợp chúng với các chỉ báo khác sẽ đem lại kết quả cao hơn. Để thực hiện hóa ý tưởng này, các bạn sẽ cần thực hiện những bước sau đây:

Bước 1: Bạn cần vẽ đường ngang với đường RSI 50 trên biểu đồ.

Bước 2: Bạn nên vào lệnh mua khi SMA30 cắt lên SMA 100 và chỉ báo RSI trên 50. Thoát lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và chỉ báo RSI dưới 30.

Đối với lệnh bán thì nhà đầu tư sẽ vào lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và  chỉ RSI dưới 50. Đóng lệnh lại khi MA30 cắt lên SMA 100 và chỉ số RSI trên 70.

Chủ đề 3: Giao dịch tại điểm giá phân kỳ 

Phân kỳ được xác định là thời điểm đường giá và đường RSI có hướng đi khác nhau. Trên thực tế thì có 4 điểm phân kỳ nhưng chỉ có 2 điểm khá rõ ràng bao gồm:

Phân kỳ tăng hay Bullish Divergence: Dấu hiệu để nhận biết khi “giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn”. Phân kỳ tăng có thể sẽ là dự báo về việc đảo chiều giá của thị trường từ giảm qua tăng.

Phân kỳ giảm hay Bearish Divergence) thì ngược với phân kỳ tăng, “giá tạo đỉnh cao hơn, chỉ báo RSI lại tạo đỉnh thấp hơn”. Đây có thể là dấu hiệu của việc giá bị đảo chiều từ tăng xuống giảm.

Qua những dấu hiệu này, các nhà đầu tư có thể biết được thời điểm khi nào nên bán ra và khi nào nên mua vào để thực hiện giao dịch hiệu quả.

Xem thêm các cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả tại video bên dưới

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư, các nhà giao dịch có thêm kiến thức về RSI là gì, áp dụng hiệu quả vào lĩnh vực mình đầu tư. Chúc các bạn thành công!

0 ( 0 bình chọn )

Hiếu Google

https://hieugoogle.vn
Hieugoogle.vn là Blog của Hiếu chuyên về các kiến thức Marketing online, thủ thuật máy tính & Các kiến thức tài chính, kinh tế..

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm