Kiến Thức Kinh Doanh

【CIO Là Gì】 5 Vai Trò Của CIO Trong Doanh Nghiệp

735
CIO là gì

Bạn có biết CIO là gì? CIO có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã thổi làn gió mới vào nền kinh tế khiến các doanh nghiệp phải đầu tư vào công nghệ. Đó là lý do mà các CIO ra đời và thực hiện sứ mệnh của mình. Trong bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò cũng như những nhiệm vụ của một CIO trong doanh nghiệp.

Định nghĩa CIO là gì?

CIO là gì
CIO là Chief Information Officer

CIO là từ viết tắt của Chief Information Officer, có nghĩa là Giám đốc Thông tin hay Giám đốc Công nghệ thông tin trong công ty.

CIO sẽ là người hoạch định chiến lược, cũng như điều hành những hoạt động về công nghệ thông tin của một công ty. Thường thì Giám đốc IT phải báo cáo cho tổng giám đốc điều hành (CEO) hay giám đốc tài chính (CFO).

Bắt đầu với vai trò là phụ trách bộ phận xử lý dữ liệu và hệ thống thông tin, vị trí CIO ngày nay sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Trong các công ty công nghệ CIO hay CTO còn là linh hồn của sản phẩm, của công ty và họ cũng chính là CEO của các công ty Startup luôn.

Bên cạnh đó, CIO còn góp phần kiến tạo nên môi trường để tương tác dễ dàng với khách hàng, các nhà cung cấp và nhà đầu tư với công ty.

Phân biệt CIO và CTO

Phân biệt CIO và CTO
Phân biệt CIO và CTO

Theo bạn khi một nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp và khách hàng gặp sự cố IT thì họ cần đến sự hỗ trợ của cùng một người hay nhiều người?

Mỗi sự cố mà nhân viên trong công ty và khách hàng thuộc phạm vi phụ trách của hai đối tượng khác nhau. Nếu như CIO chuyên xử lý các vấn đề bên trong hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp thì CTO lại đảm nhiệm các vấn đề cho khách hàng, đối tác bên ngoài khi sử dụng dịch vụ của công ty.

CTO là người kiến tạo ra các sản phẩm công nghệ để phát triển dịch vụ khách hàng nhờ các biện pháp chuyên sâu về kỹ thuật, trong khi CIO lại tập trung vào việc quản lý hạ tầng – cơ sở dữ liệu bên trong của doanh nghiệp.

CIO làm chủ công nghệ kinh doanh, là cố vấn cấp cao của tổ chức về kế hoạch sử dụng công nghệ trong sự phát triển của công ty. Trong khi đó, CTO lại tập trung vào việc triển khai cụ thể các vấn đề kỹ thuật và đảm bảo đầu ra là các sản phẩm/ dịch vụ để phục vụ khách hàng.

CIO có vai trò quan trọng như thế nào?

Vai trò của CIO trong doanh nghiệp
Vai trò của CIO trong doanh nghiệp

CIO dùng công nghệ để kiến tạo ra các giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp

CIO  có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin cho các phòng ban trong công ty như Phòng Marketing, Phòng Nhân sự, Phòng kinh doanh, Phòng Sản xuất,… nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và  làm tăng uy tín của sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Từ đó khẳng định vị thế của thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Cố vấn chiến lược phát triển công nghệ cho công ty và đảm bảo các khoản đầu tư cho công nghệ thông tin một cách hợp lý

Ngoài ra  CIO còn là người tổng đài quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty thông qua cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin. Vì thế, CIO có trách nhiệm thiết kế và triển khai các chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Những công việc mà một CIO đảm nhiệm

Các công việc của một CIO
Các công việc của một CIO

Phụ thuộc vào đặc điểm của ngành cũng như quy mô, chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà CIO sẽ phải đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau.

Sau đây là những nhiệm vụ chính của một CIO trong doanh nghiệp phải làm:

Thiết kế hệ thống thông tin cho doanh nghiệp

Hệ thống thông tin là tài sản vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một định hướng phát triển khác nhau, do đó cần một hệ thống thông tin khác nhau để phù hợp.

Hệ thống thông tin cũng giống cơ thể con người vậy và thông tin chính là linh hồn bên trong cơ thể đó. Nếu không có hệ thống thông tin thì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không được lưu trữ và bảo mật an toàn,. Đồng thời dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CIO cần am hiểu sâu sắc về các hệ thống thông tin phổ biến và phương pháp thiết kế hệ thống thông tin để tạo ra một môi trường.

Từ đó, CIO sẽ dễ dàng quản trị và đánh giá các chỉ số chất lượng của hệ thống thông tin do chính mình tạo ra như khả năng bảo mật thông tin nội bộ (độ tin cậy), cấu trúc và thiết kế gọn nhẹ, tốc độ xử lý thông tin và khả năng bảo trì.

Một hệ thống thông tin của doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Phải phù hợp với định hướng phát triển của công ty
  • Đảm bảo tiêu chuẩn của hệ thống thông tin hiện đại
  • Quản lý rủi ro thông tin (IRM) và triển khai hệ thống thông tin một cách an toàn

CIO là người ngày đêm xây đắp, chăm sóc và nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Bằng cách này, CIO đã bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin khỏi sự đánh cắp thông tin của các hacker.

Hệ thống thông tin doanh nghiệp tạo sự liên kết giữa thông tin, dữ liệu trọng yếu từ các Phòng ban, đặc biệt là data khách hàng. Bởi vậy, khi một mã độc xâm nhập vào hệ thống máy chủ hoặc từ bất cứ máy tính nào thì hệ thống máy tính của cả công ty sẽ bị tấn công và gặp sự cố. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải “gồng mình” gánh chịu chi phí khổng lồ để khôi phục lại  dữ liệu và khắc phục các tổn thất, thậm chí phải chấp nhận mất hoàn toàn dữ liệu quan trọng.

Do đó, CIO cần phải đặc biệt chú trọng đến các phương án quản trị rủi ro và phát triển hệ thống an toàn thông tin để giúp doanh nghiệp thoát khỏi những cơn khủng hoảng.

Đề xuất ngân sách thực hiện các dự án

Công việc của một CIO
Công việc của một CIO

CIO giống như cánh tay phải đắc lực của CEO, tham vấn cho CEO các chiến lược sử dụng ngân sách sao cho hiệu quả trong lĩnh vực CNTT để hiện thực hóa các kế hoạch của CIO, tránh lãng phí ngân sách.

Để có một đội IT hùng mạnh, để hệ thống thông tin chạy siêu “mượt” và an toàn, CIO cần biết nhân viên nào làm được việc, phần mềm nào là tối ưu.

Phát triển dịch vụ khách hàng cho công ty

Dịch vụ khách hàng có vai trò làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của khách hàng cần được đáp ứng một cách kịp thời, mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy,CIO cần tập trung áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào việc phát triển Chatbot để phản hồi và thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty.

Thay vì tiếp cận khách hàng qua hình thức Email và SMS trong Marketing, Chatbot chính là kênh tư vấn và phân phối sản phẩm hiệu quả nhất. Đó cũng chính là sự phối hợp vô cùng ăn ý của CMO (Giám đốc Marketing) với CIO (Giám đốc Công nghệ thông tin).

Như vậy, không thể phủ nhận vai trò của CIO trong việc tối ưu hóa cách thức tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp.

Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng bản chất là quản lý các nhu cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.

Vận dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ rút ngắn quá trình sản xuất, quản lý kho và vận chuyển hàng hóa,… Quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp gia tăng lượng cửa hàng bán lẻ, giúp gia tăng năng suất và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Quản lý hệ sinh thái của doanh nghiệp

Hệ sinh thái của doanh nghiệp là tổng hợp các mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp và các bên liên quan đến sự phát triển toàn diện của một doanh nghiệp.

Vậy, vai trò tiên phong của một CIO trong doanh nghiệp thời đại mới là sợi dây liên kết hoàn hảo giữa các “doanh nghiệp mở rộng” trong hệ sinh thái doanh nghiệp.

Đó là các công ty mà doanh nghiệp thuê ngoài để mở rộng quy mô, đôi khi có vai trò như các công ty con – công ty vệ tinh của công ty mẹ. Lúc này, vai trò của CIO là đầu mối thông tin, giúp thâu tóm và xử lý các vấn đề vệ hệ thống thông tin của các doanh nghiệp này.

Để trở thành CIO cần có những tố chất gì?

Để trở thành một CIO, ứng viên cần có những tố chất sau:

Có kinh nghiệm quản lý phát triển phần mềm và nắm vững các giải pháp CNTT

Những tố chất cần phải có của một CIO
Những tố chất cần phải có của một CIO

Nằm vững phương pháp thiết kế hệ thống thông tin và quản trị các phần mềm có ích cho doanh nghiệp, CIO giúp hoạt động của các Phòng ban trở nên trơn tru hơn và phối hợp với nhau một cách ăn ý.

CIO cần phải hiểu rõ quy trình làm việc của các Bộ phận trong doanh nghiệp để có thể nắm được những cản trở sự phát triển của doanh nghiệp nằm ở đâu để từ đó tìm ra giải pháp.

Bằng cách tối ưu hóa các phần mềm tương thích đối với từng phòng ban như phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm Quản lý bán hàng ,  công cụ đo tỷ lệ chuyển đổi , tương tác của khách hàng,… sẽ giúp cho công việc của họ dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả hơn.

Am hiểu về hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty

CIO cần nắm rõ chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình để có thể hoạch định chiến lược phát triển công nghệ sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh và sứ mệnh của công ty.

Chẳng hạn, nếu công ty đang ở giai đoạn xây dựng và phát triển thì CIO cần phải có kiến thức về Marketing và Kinh doanh. Nhưng khi doanh nghiệp đã xây dựng được tên tuổi của thị trường thì lúc này vai trò của CIO sẽ là phát triển chuỗi cung ứng và củng cố tài chính cho công ty.

Hơn thế nữa, sứ mệnh chăm sóc kỹ thuật đã dần thuộc về CTO nên CIO lại càng cần phải có đầu óc kinh doanh để có những tư duy chiến lược.

Kỹ năng quản lý dự án

CIO cần đảm nhiệm các dự án công nghệ thông tin khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, một dự án thành công cần được thiết lập các tiêu chí về kế hoạch, tiến độ thực hiện và chất lượng. Người đứng ra thu hoạch các thông số này chính là CIO.

Thành thạo kỹ năng quản lý dự án sẽ giúp CIO lường trước các rủi ro có thể xảy để có biện pháp dự phòng, khắc phục.

Khả năng tìm tòi và sáng tạo

Giám đốc Công nghệ thông tin là người tiên phong của những ý tưởng táo bạo và đột phá. Sự sáng tạo của CIO dựa trên sự nghiên cứu chiến lược của đối thủ và cập nhật những phương pháp thiết kế hệ thống thông minh, hiện đại nhất của những tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Tất cả những nỗ lực đó đều nhằm cho ra một hệ thống thân thiện, bảo mật, là môi trường tương tác không giới hạn giữa nhân viên công ty và khách hàng.

Khả năng đối ngoại, duy trì mối quan hệ với các đối tác

CIO là người sử dụng công nghệ thông tin để phát triển hệ sinh thái của tổ chức. Chính vì vậy, CIO cần thành thạo cả giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản để xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

Quan hệ đối ngoại chính là phương án dự phòng hay bước chạy đà đầy nội lực cho các dự án sau này của doanh nghiệp.

Qua bài viết trên đây chắc các bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về CIO, vai trò và nhiệm vụ của họ trong doanh nghiệp rồi đúng không nào. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Hiếu Google

https://hieugoogle.vn
Hieugoogle.vn là Blog của Hiếu chuyên về các kiến thức Marketing online, thủ thuật máy tính & Các kiến thức tài chính, kinh tế..

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm