- Định nghĩa CEO là gì?
- CEO có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?
- Những yếu tố cần có để trở thành một CEO
- Chia sẻ bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO
- Xây dựng phong cách riêng
- Xây dựng đội ngũ nhân viên
- Tận dụng tối đa chức danh CEO của mình
- Trở thành một người dẫn dầu xu thế
- Sử dụng mạng xã hội một cách khéo léo, thông minh
Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều từ CEO trong doanh nghiệp. Nhưng bạn đã biết CEO là gì chưa? Một CEO sẽ đảm nhiệm những công việc gì trong doanh nghiệp. Và những yếu tố nào cần thiết để có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp và thành công? Cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Định nghĩa CEO là gì?
Trước tiên chúng ta cần hiểu CEO là viết tắt cửa từ gì? CEO là từ viết tắt tiếng Anh của Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành, là người điều hành và thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị.
Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức nào đó. CEO sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức và có quyền đưa ra quyết định cuối cùng cho công ty.
CEO có trách nhiệm trong việc tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận trong doanh nghiệp.
CEO đảm bảo rằng sự lãnh đạo của tổ chức duy trì nhận thức liên tục về cạnh tranh bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. CEO có thể đưa ra những quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của công ty.
Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, CEO thường sẽ báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng đồng thời là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông thì Hội đồng quản trị sẽ đóng vai trò tư vấn cho CEO.
CEO có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?
Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu được CEO là gì và CEO làm những công việc gì. Để hiểu hơn về vị trí chủ chốt này chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò của CEO trong phần tiếp sau đây:
- CEO là người vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
- Chịu trách nhiệm việc lập kế hoạch cũng như những định hướng cụ thể cho công ty.
- Chỉ đạo và điều hành công ty, thực hiện triển khai những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị đưa ra.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận và sự tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra.
- Đưa ra ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện và phát triển công ty.
- Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh và thương hiệu cho công ty.
- Xây dựng văn hóa đặc trưng cho doanh nghiệp.
- Thẩm định và phê duyệt các dự án của tổ chức.
- Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại với đối tác.
- Phê duyệt các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và chi phí.
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty hàng tháng, hàng năm.
- Phê duyệt các dự án của công ty, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự cho công ty. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm hay miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng và tiền trợ cấp cho đội ngũ nhân viên. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng cho từng nhân viên.
- Tổ chức, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự một cách hiệu quả.
Trên đây là tổng hợp những công việc mà CEO phải đảm nhiệm trong một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng công việc của một CEO có thể sẽ nhiều hơn. Qua đó có thể thấy CEO có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp.
Những yếu tố cần có để trở thành một CEO
Qua những phân tích trên đây có thể thấy CEO là người cực kỳ tài giỏi. Vì vậy để trở thành một CEO bạn phải có những yếu tố như:
Có kiến thức đa lĩnh vực: Đây là một yếu tố vô cùng thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và tầm nhìn xa đối với mọi việc. Vì thế yêu cầu họ phải có một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn phải đa dạng lĩnh vực.
CEO phải có kỹ năng quản trị: Đây được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ là lĩnh hội tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà CEO còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng phát triển của xã hội và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm, kĩ năng cần có: Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, mà người điều hành công ty phải là một người dày dạn vốn sống, am hiểu về việc đối nhân xử thế. Thông thường trước khi tiếp nhận chức vụ CEO cao nhất trong một công ty thì người đó thường đảm nhận vị trí COO trong công ty , điều này giúp họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong điều hành công ty.
Vì vậy, muốn trở thành một CEO để có thể điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải va chạm nhiều, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
Chịu được áp lực lớn và sức khỏe phải tốt: CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực, vì thế một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức để làm tốt vai trò của mình.
Tố chất bẩm sinh khác: Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc, ngoài việc phải được đào tạo, rèn luyện bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều cực kì quan trọng. Chính vì thế mà không phải ai cũng có thể làm CEO được. Các tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy logic, khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Ngoài ra thì tính cách nhanh nhạy, quyết đoán và có thần thái uy nguy của một người cầm quyền.
Chia sẻ bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO
Xây dựng phong cách riêng
Những CEO giỏi thường có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ để thu hút sự chú ý của công chúng cho doanh nghiệp của họ. Thương hiệu cá nhân của CEO sẽ tạo ra sự thu hút đối với người tiêu dùng và khiến họ quan tâm hơn tới sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang cung cấp.
Thương hiệu cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện trên các phương diện: phát ngôn, hành động, cử chỉ / thái độ và hình thức bên ngoài, trang phục. Một bộ quần áo không chỉn chu trong một sự kiện trang trọng cũng đem lại ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cá nhân CEO và doanh nghiệp.
Xây dựng đội ngũ nhân viên
Nếu CEO cho phép nhân viên chia sẻ cởi mở thông điệp về mình với công chúng, CEO có thể sẽ mất dần đi cái quyền kiểm soát, nhưng cái đạt được lại là một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu.
Tận dụng tối đa chức danh CEO của mình
Giới truyền thông muốn trò chuyện với CEO của các công ty hơn bất kỳ ai trong công ty. Bởi vậy, CEO được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ở mức nhiều nhất có thể.
Trở thành một người dẫn dầu xu thế
Càng giới thiệu rộng rãi được các ý tưởng của mình đến mọi người bao nhiêu,thì họ sẽ càng phải chuẩn bị được tư thế sẵn sàng để thu được lợi ích từ các ý tưởng đó bấy nhiêu.
Sử dụng mạng xã hội một cách khéo léo, thông minh
Ngày nay, mạng xã hội là một phần không thể thiếu. Người ta vào mạng nhiều hơn, thông tin lan truyền với tốc độ nhanh chóng và hơn hết mọi người dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội. Các CEO cần tận dụng mạng xã hội trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cá nhân. Các CEO nên tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube,… phù hợp với phong cách riêng của mình.
Các thông tin trong hồ sơ cá nhân cần phải nhất quán với nhau giữa các tài khoản trên các mạng xã hội. Sự nhất quán không chỉ giúp CEO thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân mà còn tăng khả năng xuất hiện và thứ tự xếp hạng trong các trang web tìm kiếm thông tin như Google.
Trên đây là những thông tin về CEO là gì, vai trò và các tố chất cần có của một người CEO. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
Ý kiến bạn đọc (0)