Kiến Thức Kinh Doanh

【Storytelling Là Gì】 Lôi Cuốn Ngay Với Lối Content Kể Chuyện

804
cách viết storytelling

Nếu bạn làm trong nghề tiếp thị hay là một marketing thực thụ thì chắc chắn không ít thì nhiều bạn đã từng nghe qua khái niệm về Storytelling. Tuy nhiên, để biết Storytelling là gì? Lợi ích và cách viết Storytelling hay như thế nào thì không phải ai cũng biết. Nếu chưa biết thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhiều những thông tin thú vị liên quan đến storytelling nhé.

Storytelling là gì?

Theo cuốn từ điển Cambridge có định nghĩa về Storytelling như sau: Storytelling là hành động viết, kể hoặc đọc truyện. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là nghệ thuật kể chuyện. Hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng nghệ thuật kể chuyện vào trong kinh doanh nhằm mục đích quảng bá thương hiệu, giúp thương hiệu của chính mình được nhiều người biết đến.

storytelling là gì?
Storytelling là gì?

Để xây dựng và quảng bá thương hiệu, các doanh nghiệp sẽ xây dựng nên những câu chuyện lý thú có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Sau đó chia sẻ những câu chuyện rộng rãi trên thị trường nhằm thu hút nhiều lượt quan tâm. Câu chuyện càng độc đáo, thú vị sẽ càng thu hút nhiều độc giả và càng quảng cáo thương hiệu tốt.

Hiện nay, Storytelling đang là một hình thức Marketing phổ biến giúp kết nối người và người hiệu quả hơn. Storytelling đồng thời cũng chính là cách giúp khách hàng và doanh nghiệp trở nên gần gũi hơn với nhau, dễ dàng tạo ra được sự kết nối cảm xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Những lợi ích mà Storytelling mang lại cho doanh nghiệp

Không ít các doanh nghiệp đã và đang áp dụng Storytelling trong kinh doanh. Vậy Storytelling mang lại những lợi ích gì mà các doanh nghiệp lại ưa chuộng sử dụng để quảng bá thương hiệu như vậy.

Giúp thương hiệu toả sáng, thu hút được nhiều người

Thông qua những câu chuyện kể có thể người đọc, người nghe hiểu được phần nào đó hướng đi, nét độc đáo của doanh nghiệp. Những nét độc đáo, riêng biệt này sẽ chính là các khiến thương hiệu tỏa sáng, thu hút được nhiều khách hàng tìm đến và nhớ đến về lâu dài.

storytelling
Storytelling giúp doanh nghiệp được nhiều người biết đến

Hỗ trợ đưa doanh nghiệp vươn lên vị trí dẫn đầu

Storytelling đúng cách chính là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp của bạn gây dựng được một vị trí vững chắc trên thương trường. Trong thời buổi công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay thì việc ứng dụng Storytelling chính là một hình thức truyền thông hữu hiệu. Thay vì những câu quảng cáo đơn giản, việc kể chuyện nghệ thuật sẽ dễ thu hút và lôi cuốn người xem hơn nhiều.

Thu hút tâm lý khách hàng

Những câu chuyện nghệ thuật dựa trên những sự kiện có thật thì chắc chắn sẽ tạo ra được nhiều cảm xúc hơn những câu chuyện bình thường. Bạn càng chú trọng vào việc xây dựng câu chuyện thì sẽ càng thu hút được nhiều người đọc đồng cảm. Điều này mang lại những hiệu quả bất ngờ mà bạn không ngờ tới.

Ổn định khách hàng cũ, thu hút thêm nhiều khách hàng mới

Bên cạnh những lợi ích trên, Storytelling cũng là một cách giúp bạn duy trì ổn định được lượng khách hàng. Thông qua những câu chuyện thực tế, khách hàng sẽ cảm nhận được rõ ràng và chân thực như chính mình đang trải nghiệm. Qua những câu chuyện gần gũi, thân thiện này cũng phần nào thu hút thêm được nhiều khách hàng mới hơn.

Lợi ích của storytelling
Storytelling giúp quảng cáo thương hiệu, tăng hiệu quả Marketing

Viết nội dung storytelling như thế nào cho lôi cuốn?

Storytelling là một hình thức marketing đang được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng nội dung lôi cuốn và không gây nhàm chán. Sau đây là hướng dẫn cho bạn.

Tìm ra góc nhìn và đối tượng khách hàng

Câu chuyện nào thì cũng phải có nhân vật chính. Để có một Storytelling chất lượng thì bạn cần phải tập trung phác thảo và xây dựng nhân vật chính. Nhân vật chính trong câu chuyện có thể là người thật, việc thật nhưng phải chắc chắn và đảm bảo một điều rằng đó không phải là một nhân vật vô nghĩa.

Một số ví dụ để bạn có thể xây dựng nhân vật chính như: Nhân vật hài hước, vui nhộn; nhân vật kết nối tình cảm; nhân vật đa sầu đa cảm; nhân vật mang trong mình nhiều nỗi đau; nhân vật truyền tải cảm xúc; nhân vật có nhiều hy vọng và mong ước,…

Xây dựng lên cốt truyện của chính mình

Thông thường, cấu trúc content Storytelling sẽ đi từ tồi tệ đến thành công. Nghĩa là nó sẽ là câu chuyện ban đầu có nội dung tồi tệ để làm đòn bẩy dẫn tới thành công. Áp dụng công thức content BAB (Before – After – Bridge, bạn sẽ đi từ nỗi đau, kể về những điều tồi tệ và thảm hại đã xảy đến. Sau đó, Bạn tìm ra giải pháp và thành công.

Để có được hiệu quả cao nhất từ câu chuyện và mang lại được những giá trị thiết thực cho bạn đọc. Bạn hãy cố gắng xây dựng câu chuyện có giải pháp với cái kết có hậu xoay quanh những giá trị mà nhân vật chính đạt được.

cách viết storytelling
Bật mí cách viết content Storytelling chất lượng, lôi cuốn

Phác thảo nội dung câu chuyện đơn giản hoá và logic

Có lẽ bạn không biết một điều rằng: Nghệ thuật bán hàng tinh vi nhất chính là bán hàng mà như không bán. Và trong câu chuyện Storytelling cũng vậy. Khi kể chuyện bạn đừng cố gắng để tạo ra lợi ích, hãy kể một câu chuyện tạo cho khách hàng cảm giác như bạn chỉ đang chia sẻ lại câu chuyện mà mình đã trải qua rồi mà thôi. Tốt nhất là đừng nên quảng cáo và PR quá lộ liễu sản phẩm.

Để tạo ra chiều sâu cho câu chuyện, bạn hãy cố gắng tập trung vào những phương hướng giải quyết của mình. Hay nói cách khác là cần tập trung vào làm nổi bật những yếu tố quan trọng nhất. Cắt bớt đi những điều thừa thãi không cần thiết để tránh khiến khách hàng bị loạn và cảm thấy khó hiểu.

Tập trung vào yếu tố cảm xúc

Để câu chuyện thêm phần hấp dẫn và thu hút thì bạn nên thêm một số tình tiết giúp tăng cảm xúc của người đọc. Khi kể câu chuyện, bạn có thể phác thảo nội dung với những biến cố đau lòng để tạo sự đồng cảm của người đọc. Khi cường độ cảm xúc của người đọc về câu chuyện tăng cao thì sẽ kích thích sự tò mò. Điều này giúp người đọc thu hút được rất nhiều sự chú ý.

Viết storytelling như thế nào
Tăng một số tình tiết cảm xúc vào câu chuyện kể của mình

Xây dựng câu chuyện có nhân vật anh hùng

Nhân vật anh hùng ở đây hiểu đơn giản là giải pháp khách quan. Giải pháp này đưa ra không nhằm mục đích PR sản phẩm quá lộ liễu mà chỉ mang tính chất chia sẻ về cách bạn vượt qua nỗi đau và khó khăn mà thôi. Điều này phần nào sẽ tạo cảm giác chân thật và thân thiện cho người đọc. Không đem lại cảm giác nhàm chán cho câu chuyện.

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn một số thông tin liên quan đến Storytelling là gì? Về cơ bản thì Storytelling là một loại content khá dễ viết. Tuy nhiên để viết được hay thì không hề đơn giản. Vì vậy, các bạn hãy cố gắng chăm chỉ luyện tập mỗi ngày nhé.

5 ( 1 bình chọn )

Hiếu Google

https://hieugoogle.vn
Hieugoogle.vn là Blog của Hiếu chuyên về các kiến thức Marketing online, thủ thuật máy tính & Các kiến thức tài chính, kinh tế..

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm