Blog

【Lắng Nghe Là Gì】 +6 Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Lắng Nghe Hiệu Quả

404
Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng có được. Trong giao tiếp hay bất cứ công việc nào thì kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng. Vậy lắng nghe là gì? Kỹ năng lắng nghe có tầm quan trọng ra sao và cách rèn luyện như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

Lắng nghe là gì?

Lắng nghe là gì?
Lắng nghe là gì?

Nghe là quá trình tiếp nhận âm thanh, là một việc thụ động, còn lắng nghe lại là một quá trình chủ động. Lắng nghe là sự tập trung vào nội dung của người đang nói để hiểu được những gì họ nói và đưa ra lời khuyên, lời hồi đáp lại cho người đối diện.

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng, là kỹ năng cần thiết phải có ở mỗi người

Trong công việc

Dù là bất kỳ ngành nghề nào thì kỹ năng lắng nghe vẫn vô cùng quan trọng. Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm; thấu hiểu tích cách, thói quen, sở thích, tâm tư tình cảm của người khác mà còn giúp ta đưa ra được những ý tưởng để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, đối với các nhà lãnh đạo, người quản lý thì kỹ năng lắng nghe sẽ giúp họ thấu hiểu nhân viên của mình, từ đó sẽ tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả làm việc cho mọi người.

Trong cuộc sống

Kỹ năng lắng nghe giúp chúng ta xây dựng và phát triển những mối quan hệ tốt đẹp.

Trong giao tiếp, ai cũng muốn được người khác lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, mong muốn của mình. Do đó, nếu bạn biết cách lắng nghe, khích lệ, ủng hộ người khác đúng cách, thì cuộc giao tiếp sẽ thành công hơn. Từ đó, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên gắn kết và tin tưởng hơn.

6 cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Để rèn luyện cho mình được kỹ năng lắng nghe người khác, hãy tham khảo các cách sau đây:

1. Tập trung lắng nghe một cách tích cực

Kỹ năng lắng nghe
Tập trung vào những gì người đối diện đang nói một cách tích cực

Là lắng nghe với thái độ tôn trọng và tích cực. Hãy cởi mở với những gì mà người khác nói dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Hãy tự hỏi: Khi ai đó đang nói, bạn có thực sự lắng nghe những gì họ nói hay không? Bạn hiểu bao nhiêu nội dung của cuộc giao tiếp? Hãy khách quan khi lắng nghe câu chuyện của người khác để làm giảm sự ảnh hưởng của cảm xúc.

Hãy tôn trọng người nói, giao tiếp bằng mắt, không ngắt lời hay để chuông điện thoại làm gián đoạn cuộc nói chuyện. Chỉ đưa ra nhận xét, đánh giá khi người nói đã trình bày xong quan điểm của họ.

2. Đặt câu hỏi để tương tác với người nói

cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe thông qua việc đặt câu hỏi tương tác

Cách lắng nghe hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc bạn nghe và phân tích. Trong quá trình lắng nghe bạn cần đặt các câu hỏi để khai thác thêm thông tin. Đặt câu hỏi cũng là một cách thể hiện sự quan tâm của bạn với câu chuyện của người đối diện.

Đôi khi, khi bạn cần khuyến khích người nói tiếp tục câu chuyện, nếu là những chia sẻ hãy chậm lại 1 nhịp để thể hiện bạn đang thực sự quan tâm và thấu hiểu. Hãy cho họ thấy bạn vẫn đang chú ý đến câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói.

Ngoài ra lặp lại những gì bạn nghĩ rằng bạn đã nghe được cũng là một cách để hướng người nói đến một chủ đề mới mà bản thân họ không có ý định nói đến.

3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Để có thể lắng nghe hiệu quả, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quyết định đến những gì bạn nghe được và hiệu quả của cuộc hội thoại. Cơ thể thường có xu hướng biểu hiện đúng những gì bạn đang nghĩ và những gì bạn muốn.

Việc bạn sử dụng đúng ngôn ngữ cơ thể là một cách để gửi tín hiệu đến não bộ rằng tôi muốn tập trung. Với người đối diện ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ giúp họ cảm nhận được sự quan tâm với chủ đề mà họ đang chia sẻ.
Một số cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể bạn có thể áp dụng đó là:

  • Nhìn thẳng: Nhìn thẳng vào mắt người đối diện là cách thể hiện rằng bạn đang tập trung, tôn trọng và thấu hiểu họ. Nếu là lắng nghe để chia sẻ, hãy nhìn sâu vào ánh mắt của họ để tạo cảm giác đồng cảm.
  • Gật đầu: Được sử dụng khi bạn muốn thể hiện rằng mình đồng ý với ý kiến của họ. Cái gật đầu còn thể hiện bạn đang thực sự tiếp thu những gì họ đang nói. Gật đầu là một kỹ năng đặc biệt, nếu bạn hiểu và nắm bắt tốt kỹ thuật này sẽ tạo ra hiệu quả cao trong giao tiếp.
  • Đừng khoanh tay trước ngực: Khoanh tay trước ngực là biểu hiện cho hành động tự vệ, thiếu an toàn hoặc không quan tâm. Nếu bạn sử dụng hành động này đối phương sẽ cảm thấy không thoải mái.
  • Những cử chỉ khác: Hàng loạt các cử chỉ khác cũng cho thấy mức độ quan tâm của bạn với câu chuyện đang diễn ra. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn và người nói, chủ đề câu chuyện và yếu tố ngoại cảnh mà sử dụng ngôn ngữ cơ thể sao cho phù hợp

4. Không so sánh

kỹ năng lắng nghe
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe bằng cách không so sánh với mình hay ai đó

So sánh là một lối tư duy tệ trong mọi việc. Trong giao tiếp cũng vậy, nếu bạn so sánh thì bạn chẳng thể nào lắng nghe người khác được.

Có 2 loại so sánh cơ bản trong cuộc hội thoại đó là so sánh với bản thân mình và so sánh với người mình biết. Cho dù là loại so sánh nào đi chăng nữa thì khi bạn hình thành tư duy so sánh; ngay lập tức não bộ sẽ tạo ra phản ứng loại trừ. Có nghĩa là não sẽ có xu hướng gạt đi ý kiến của người đang nói. Khi người khác đang chia sẻ mà bạn bỏ ngoài tai như vậy thì làm sao để bạn có thể lắng nghe được.

Trong trường hợp này sự đồng cảm quan trọng hơn là sự so sánh và bỏ ngoài tai mọi thứ.

5: Cảm thông với người đối diện

cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Thể hiện sự cảm thông với người đối diện

Tại sao cảm thông lại là cách lắng nghe tốt nhất? Ở đây cho dù là bạn đang nghe người khác kể lể một câu chuyện mà họ gặp phải, hay đang nghe cấp dưới trình bày thì việc đầu tiên bạn cần làm là hãy cảm thông và thử đặt mình vào vị trí của họ trước. Thay vì phán xét điều gì đó, hãy cứ nghe và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực nhất. Những câu hỏi mở hay những cái gật đầu sẽ kiến bạn dễ dàng tiếp nhận thông tin của người đối diện hơn.

Nếu bạn không thể thông cảm được cho người khác thì ngay lập tức cơ thể sẽ tạo ra hành động phản vệ và kháng cự trong tiềm thức. Thử hỏi như vậy làm sao để bạn có thể lắng nghe được?

6: Tập trung và theo dõi xuyên suốt câu chuyện

Để có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả, bạn hãy nhớ tập trung và theo dõi xuyên suốt câu chuyện.

Hãy kìm nén cái tôi của mình xuống để cho suy nghĩ của mình dõi theo mạch cảm xúc của người đối diện. Bạn có thể không phải thiên tài để nhớ mọi thứ, nhưng hãy chú ý đến các chi tiết của câu chuyện để có thể lắng nghe được.

Qua những gì đã chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu thế nào là lắng nghe và các phương pháp để rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác.

0 ( 0 bình chọn )

Hiếu Google

https://hieugoogle.vn
Hieugoogle.vn là Blog của Hiếu chuyên về các kiến thức Marketing online, thủ thuật máy tính & Các kiến thức tài chính, kinh tế..

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm