Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều đến cụm từ ” nghề headhunter” hay “nghề săn đầu người”. Vậy headhunter là gì? Những công việc mà một headhunter phải làm là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Headhunter là gì?
Headhunter là cụm từ để chỉ những người làm trong nghề nhân sự. Đây là những người chuyên đi săn nhân tài theo các đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng hoặc cho chính công ty mình.
Trong xu thế thị trường cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng đều muốn lôi kéo người tài để phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nghề headhunter ra đời để phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp.
Các công việc của headhunter
Headhunter sẽ phải thực hiện các công việc như sau:
- Thiết lập, triển khai các chiến dịch online marketing để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình. Từ đó, đơn vị headhunt mới có thêm “đơn đặt hàng” từ các nhà tuyển dụng và từ số lượng lớn các ứng viên.
- Tập hợp những yêu cầu tuyển dụng của các khách hàng (tuyển dụng vị trí nào, số lượng ứng viên cho từng vị trí, khu vực cần tuyển, thời gian hẹn phỏng vấn, thời hạn đăng tin tuyển dụng,…) và đưu ra mức chi phí sử dụng dịch vụ.
- Gửi thư mời ứng tuyển cho các ứng viên thu thập được và cập nhật thông tin từ họ để bổ sung vào hệ thống data riêng của mình để có thể sử dụng khi cần.
- Sàng lọc các hồ sơ của các ứng viên để hẹn lịch phỏng vấn với các ứng viên để chọn lọc ứng viên phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Xác nhận và hẹn lịch phỏng vấn với ứng viên
- Tiến hành phỏng vấn ứng viên và báo cáo kết quả phỏng vấn cho đơn vị cũng như ứng viên.
- Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp và ứng viên để cải thiện chất lượng dịch vụ headhunting cho công ty.
Headhunter khác gì với HR trong doanh nghiệp?
HR là viết tắt của cụm từ Human Resource dịch ra tiếng Việt là nguồn nhân lực. Họ là những người chịu trách nhiệm nhân sự của công ty, bao gồm 2 mảng chính là quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Yêu cầu công việc của một HR là tìm kiếm ứng viên, lên chiến lược nhân sự, quản lý hành chính và các chính sách lao động cho nhân sự công ty. Mục tiêu là bồi dưỡng và duy trì ổn định nguồn lực cho doanh nghiệp.
Sau đây là những điểm khác biệt giữa HR và Headhunter:
Headhunter làm việc cho công ty Headhunter, tuyển dụng nhân sự cho nhiều khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu. Còn HR là tuyển dụng nhân sự cho chính công ty mà mình đang làm việc.
Công việc chính của headhunter là tìm kiếm ứng viên. Còn HR ngoài tuyển dụng sẽ phải duy trì, bồi dưỡng nguồn nhân lực của công ty thông qua các chính sách và công tác quản lý.
Những tố chất cần thiết để trở thành một Headhunter giỏi
Headhunter là những người có học vấn, trình độ chuyên môn
Một Headhunter giỏi có khoảng 40% kinh nghiệm tuyển dụng, nhưng có đến 60% kinh nghiệm bán hàng. Bởi bản chất của nghề này là “bán” cơ hội cho ứng viên cần và “bán” ứng viên cho các doanh nghiệp.
Kỹ năng cần thiết của headhunter bao gồm kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, khả năng đánh giá và phân tích một cách khách quan, chuyên nghiệp, biết ứng dụng công nghệ vào công việc, luôn mở rộng mạng lưới quan hệ để phục vụ cho công việc.
Tính cách: Luôn tự tin, cởi mở, có tính xây dựng và luôn khách quan.
Bí quyết để thành công trong nghề Headhunter
Để thành công ở lĩnh vực headhunter, bạn hãy lưu ý những bí quyết sau đây:
Headhunter là nghề của người làm tư vấn
Trước hết, Headhunter chính là những chuyên viên tư vấn. Vì vậy, họ là những người có ít nhất 3 khả năng sau:
- Giao tiếp tốt
- Có kiến thức về kinh tế, xã hội và xu hướng…
- Am hiểu về con đường phát triển sự nghiệp của mỗi ứng viên.
Những thợ săn đầu người thành công là những người có khả năng giao tiếp, thuyết phục giỏi. Có như vậy, họ mới có thể tư vấn và khiến các ứng viên tin tưởng mình. Thế nhưng, để những lời khuyên đó là thật sự có ích, các chuyên viên tuyển dụng cần phải có kiến thức đa dạng lĩnh vực kết hợp với hiểu biết về mục tiêu nghề nghiệp mà mỗi ứng viên hướng đến để đưa ra lời khuyên phù hợp.
Lượng kiến thức rất phong phú, nó đòi hỏi người làm thợ săn đầu người phải tiên tục cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội, xu hướng phát triển… Nếu không headhunter sẽ không thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các ứng viên hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp.
Là chuyên gia trong xử lý dữ liệu
Để trở thành một Headhunter xuất sắc, headhunter phải là những chuyên gia trong lĩnh vực xử lý dữ liệu. Trên thị trường tuyển dụng, thời gian là một yếu tố quyết định. Nếu bạn chậm hơn đối thủ dù chỉ một giây là bạn đã mất đi cơ hội.
Vì vậy, một Chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi là một người có thể phân tích, xử lý dữ liệu tốt trong thời gian nhanh nhất. Trong cuộc đua về thời gian, một headhunter giỏi chỉ mất 1 phút để xử lý 2 CV, điều này có nghĩa là một ngày làm việc, họ phải xử lý đến ít nhất vài trăm CV. Họ sẽ phải bỏ qua ngay những CV kém chất lượng, không phù hợp và có khả năng phân tích những CV nào là phù hợp nhất. Vì vậy một Headhunter chuyên nghiệp là một chuyên gia trong việc xử lý dữ liệu ứng viên.
Ứng dụng công nghệ vào công việc
Có thể nói, Headhunting chính là cuộc chơi công nghệ giữa các ông lớn. Chính vì yêu cầu cao trong một khoảng thời gian ngắn nhất mà công nghệ được đưa vào và tận dụng tối đa để nâng cao tính chính xác cũng như rút ngắn thời gian trong cuộc đua “săn nhân tài” cho các doanh nghiệp.
Một thợ săn đầu người giỏi luôn biết áp dụng công nghệ để kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng. Họ áp dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo để định hướng cho ứng viên cũng như tự động phân tích ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.
Headhunter là nghề xử lý khủng hoảng và stress
Cuối cùng, Headhunter thành công là người có thể xử lý công việc dưới cường độ và áp lực cao. Đó là người có thể xử lý tình huống khi ứng viên quay xe ở phút cuối. Là những chiến binh không bao giờ bỏ cuộc trong cuộc chiến kiên trì với khách hàng để chọn được nhân sự phù hợp, hay là những người có thể bình tĩnh giải quyết khi “gặp khách hàng thiếu chữ tín” khiến bao công sức của họ bị ném qua cửa sổ.
Trên đây là những thông tin về headhunter là gì. Hy vọng bài viết đã đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về nghề headhunter cũng như những yếu tố cần thiết để trở thành một headhunter giỏi.
Ý kiến bạn đọc (0)