Blog

【Cảm Xúc Là Gì】 5 Vai Trò Và 4 Cách Quản Trị Cảm Xúc Bản Thân

1749
cảm xúc là gì

Bạn có biết cảm xúc là gì? Cảm xúc có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống? Và làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc của mình? Hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời nhé.

Cảm xúc là gì?

cảm xúc là gì
cảm xúc là gì

Cảm xúc là những phản ứng, là sự rung động của con người trước các yếu tố ngoại cảnh.

Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não bạn sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc tức giận.

Nếu là các tình huống tốt đẹp thì các hoóc môn oxytocin, dopamine và serotonin sẽ được tiết ra và bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.

Các khía cạnh của cảm xúc

Trước mỗi sự việc thì mỗi người sẽ có những cảm xúc khác nhau. Không ai có thể xác định được mức độ tác động của cảm xúc cả. Nhưng nhìn chung cảm xúc sẽ có 2 mặt  là tích cực và tiêu cực. Cách chúng ta biểu lộ cảm xúc thể hiện cách chúng ta phản ứng lại với các sự kiện ở bên ngoài:

  • Những cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc là phản ứng của chúng ta đối với các sự kiện có chiều hướng tốt, đúng như mong muốn. Cảm xúc tích cực trong công việc có thể xuất phát từ việc bạn đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen ngợi từ cấp trên hay được thăng chức, tăng lương. Khi có cảm xúc tích cực, chúng ta sẽ thấy bình yên, hài lòng và hạnh phúc. Cảm xúc tích cực khiến chúng ta thấy lạc quan yêu đời hơn và đối diện với những khó khăn, thách thức một cách dễ dàng hơn.
  • Ngược lại thì cảm xúc tiêu cực lại xuất phát từ những việc không mong muốn. Ví dụ như bạn bị cấp trên mắng hay bị mọi người phàn nàn… Cảm xúc tiêu cực khiến con người ta thấy khó chịu, buồn bã. Những người có thể kiểm soát được cảm xúc tiêu cực của mình sẽ ít khi xung đột với mọi người hơn.

Cảm xúc có vai trò như thế nào?

Cảm xúc có vai trò gì
Cảm xúc có vai trò gì?

Cảm xúc giúp thúc đẩy chúng ta hành động

Khi phải đối mặt với một bài kiểm tra, bạn có thể sẽ rất lo lắng về việc liệu bạn sẽ thực hiện tốt và bài kiểm tra sẽ tác động đến kết quả cuối cùng của bạn như thế nào. Vì những phản ứng cảm xúc này, bạn có thể sẽ cố gắng nhiều hơn. Vì bạn đã trải qua một cảm xúc đặc biệt, bạn sẽ có động lực để hành động và làm điều gì đó tích cực để cải thiện cơ hội đạt điểm cao hơn.

Chúng ta cũng có xu hướng thực hiện một số hành động nhất định để trải nghiệm những cảm xúc tích cực và giảm đi những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, bạn có thể tìm kiếm các hoạt động xã hội hoặc sở thích để mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc, mãn nguyện và phấn khích hơn. Mặt khác, bạn có thể sẽ tránh các tình huống có thể dẫn đến cảm giác buồn chán hoặc lo lắng.

Cảm xúc giúp chúng ta phát triển và tránh được nguy hiểm

Cảm xúc là sự thích nghi để con người tiến hóa và phát triển. Khi chúng ta tức giận, chúng ta sẽ phải đối mặt với nguồn gốc của sự cáu kỉnh. Khi chúng ta trải qua nỗi sợ hãi, chúng ta có khả năng chạy trốn khỏi mối đe dọa nguy hiểm. Khi chúng ta cảm nhận được tình yêu, chúng sẽ tìm kiếm một người bạn đời và sinh sản.

Cảm xúc đóng vai trò thích nghi trong cuộc sống của chúng ta bằng cách thúc đẩy chúng ta hành động nhanh chóng để tối đa hóa cơ hội sống sót và thành công của chúng ta.

Cảm xúc giúp chúng ta đưa ra những quyết định

Cảm xúc giúp chúng ta đưa ra quyết định
Cảm xúc giúp chúng ta đưa ra quyết định

Cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến các quyết định mà chúng ta đưa ra. Những cảm xúc tích cực có thể khiến chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn, còn cảm xúc tiêu cực sẽ dễ khiến cho chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người bị tổn thương ở não sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng trải nghiệm cảm xúc của họ và giảm khả năng đưa ra quyết định tốt.

Ngay cả trong những tình huống mà quyết định của mình được đưa ra dựa trên logic và sự hợp lý thì cảm xúc vẫn đóng một vai trò then chốt. Hiểu và kiểm soát được cảm xúc của mình đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định.

Cảm xúc giúp người khác thấu hiểu chúng ta hơn

Khi tương tác với người khác, điều quan trọng là đưa ra những tín hiệu để giúp họ hiểu cảm giác của chúng ta. Những tín hiệu này có thể liên quan đến biểu hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt … mà người đối diện có thể đoán ra được.

Khi chúng ta nói với bạn bè hoặc thành viên gia đình rằng mình đang cảm thấy vui, buồn, phấn khích hoặc sợ hãi, tức là chúng ta đang cung cấp cho họ thông tin quan trọng, sau đó họ có thể dựa vào đó để hành động.

Cảm xúc cũng giúp chúng ta hiểu người khác hơn

Cũng giống như cảm xúc của chúng ta cung cấp thông tin  cho người khác thì những biểu hiện cảm xúc của những người xung quanh cũng sẽ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin.

Giao tiếp xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống và trong các mối quan hệ hàng ngày của chúng ta, và việc phản ứng với cảm xúc của người khác là điều cần thiết. Những biểu hiện của cảm xúc giúp chúng ta biết nên làm  gì và xây dựng mối quan hệ trong xã hội. Nó cũng cho phép chúng ta giao tiếp hiệu quả hơn trong nhiều tình huống xã hội, từ giao tiếp với một vị khách đang giận dữ đến quản lý một nhân viên nóng tính.

Tại sao cần quản lý cảm xúc của minh?

quản lý cảm xúc
Cảm xúc sẽ tác động đến suy nghĩ và hành động của chúng ta

Cảm xúc có một sức mạnh nhất định đối với suy nghĩ và hành động của chúng ta. Vì vậy chúng ta cần quản lý cảm xúc của mình để có suy nghĩ, quyết định đúng đắn.

Thực tế là cảm xúc luôn xuất hiện trước nhận thức. Cảm xúc ảnh hưởng và kích hoạt các phản ứng ngay lập tức trong vài giây. Cảm xúc hỗ trợ cho việc ra quyết định, phục vụ như một nguồn động lực để chúng ta có hành động phù hợp.

Làm thế nào để quản lý được cảm xúc của mình?

Làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc
Làm thế nào để quản lý được cảm xúc?

Quản trị cảm xúc là sử dụng lý trí để điều khiển 1 phần cảm xúc. Từ đó làm thay đổi các phản ứng, hành động của mình trước tác động theo hướng tích cực hơn.

Bạn không nên nhầm lẫn giữa việc quản trị cảm xúc và đè nén cảm xúc. Đè nén là ép xuống, nén chặt lại không cho nó bộc lộ ra ngoài. Như vậy đè nén cảm xúc không phải là quản trị cảm xúc. Quản trị là cách ta cho phép cảm xúc thể hiện ra ở một mức độ và chừng mực nào đó.

Sau đây là các casha để chúng ta kiểm soát được cảm xúc của mình:

Quan sát cảm xúc

Để quản lý tốt cảm xúc của chúng ta, trước tiên chúng ta cần quan sát những cảm xúc của chính mình.

Quan sát để hiểu những cảm xúc mà chúng ta đang trải qua. Chúng ta phải phân tích những gì chúng ta cảm thấy mà không cần phải xác định nó, từ chối nó hoặc thay đổi nó. Điều này giúp chúng ta cân bằng lại được cảm xúc của mình. Không cần phải từ chối ngay các tình huống xấu chỉ vì chúng khiến ta  khó chịu. Bởi không phải tất cả mọi thứ cảm thấy khó chịu đều là xấu.

Nếu chúng ta có thể duy trì mục tiêu, chúng ta có thể biến những khó chịu thành một thứ gì đó thoải mái hơn.

Dán nhãn cảm xúc của bạn

cảm xúc là gì
Hãy dán nhãn cảm xúc của bạn

Trước khi bạn có thể thay đổi cảm xúc của mình, bạn cần phải thừa nhận những gì mà bạn đang trải qua hiện tại. Bạn cảm thấy như thế nào? Vui buồn, lo lắng hay thất vọng?

Hãy đặt tên cho những cảm xúc mà bạn có. Hãy nhớ rằng bạn có thể có rất nhiều cảm xúc cùng một lúc.

Dán nhãn cảm xúc của bạn ngay khi bạn thấy chúng xuất hiện cũng là cách để bạn lưu ý cẩn thận về việc những cảm xúc đó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của bạn hay không.

Chuyển hướng suy nghĩ của bạn

Cảm xúc ảnh hưởng đến cách bạn nhận thức các sự kiện. Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng và ngay lúc đó bạn được cấp gọi lên thì ngay lập tức bạn sẽ suy nghĩ rằng mình phạm lỗi nào đó hoặc nghiêm trọng là bạn sẽ bị sa thải.

Tuy nhiên, nếu bạn đang cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và khi được cấp trên gọi lên thì suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là bạn sẽ được sếp khen hoặc thăng chức hoặc chúc mừng vì đã hoàn thành tốt công việc.

Hãy xem xét bộ lọc cảm xúc của bạn và điều chỉnh chúng lại để có một cái nhìn thực tế hơn. Nếu bạn thấy mình sống trong những cảm xúc tiêu cực, bạn có thể cần phải thay đổi suy nghĩ trong não. Khi đó việc vận động thể chất, đi dạo hay dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp bạn quên đi tạm thời và ngừng suy nghĩ tiêu cực.

Học cách tự làm dịu cảm xúc của mình

Khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ sẽ ảnh hưởng tới các công việc và mọi người xung quanh. Việc cô lập bản thân hay phàn nàn với mọi người đôi khi sẽ khiến bạn bế tắc.

Bạn phải có hành động tích cực nếu bạn muốn cảm thấy tốt hơn thì hãy nghĩ về những điều bạn làm khi hạnh phúc. Làm những điều đó khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ và bạn sẽ dần cảm thấy tốt hơn.

Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn điều chỉnh cảm xúc tốt hơn:

  • Tâm sự những điều đang gặp phải cho người thân,bạn bè để họ đưa ra những lời khuyên hay góp ý tích cực giúp bạn giải tỏa được buồn phiền.
  • Đi dạo để tâm hồn thư thái
  • Ngồi thiền trong vài phút
  • Nghe nhạc thư giãn…

Cảm xúc đơn giản là những phản ứng, rung động tự nhiên của con người trước tác động của ngoại cảnh. Bất kì ai cũng có cảm xúc vui, buồn, giận hờn. Cảm xúc có thể điều khiển hành vi, suy nghĩ của chúng ta. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình sao cho phù hợp để không đưa ra những quyết định sai lầm hay làm ảnh hưởng tới người khác.

0 ( 0 bình chọn )

Hiếu Google

https://hieugoogle.vn
Hieugoogle.vn là Blog của Hiếu chuyên về các kiến thức Marketing online, thủ thuật máy tính & Các kiến thức tài chính, kinh tế..

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm