Bạn hiểu thế nào là tự phụ? Người tự phụ thường có những biểu hiện như thế nào? Đây là một đức tính xấu mà chúng ta không nên có. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về tính tự phụ.
Tự phụ là gì?
Tự phụ là tự đánh giá bản thân mình quá cao và tỏ ra coi thường người khác. Nó đồng nghĩa với tính kiêu căng và tự mãn.
Một người có khả năng hoặc tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và đã được xã hội công nhận như nhà văn, nhà toán học ca sĩ, diễn viên… thì không có nghĩa đó là người toàn tài, có quyền đứng trên tất cả.
Tuổi trẻ chúng ta thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về khả năng của mình. Có chút tài năng nào đó là đã vội cho mình là “cái rốn của vũ trụ”, mọi người phải tung hô, nể phục và ca ngợi. Còn mình thì có thể đòi hỏi được đáp ứng tất cả những gì mình muốn.
Hiện nay có rất nhiều người tự phụ như một số ca sĩ hay diễn viên mới nổi đã mắc bệnh “ngôi sao”, khiến nhiều người khó chịu. Hay trong lớp học một số học sinh kiêu căng, tự phụ nên bị bạn bè xa lánh.
Những biểu hiện của tính tự phụ
- Người có tính tự phụ khi làm được việc gì thì luôn tỏ ra coi thường người khác. Ví dụ như: Khi bạn làm được món trứng chiên nhưng bạn lại nghĩ bạn là đầu bếp giỏi nhất.
- Luôn tự cho mình là đúng và phản bác mọi ý kiến của người khác.
- Người tự phụ có thái độ hoàn toàn trái ngược với người tự ti. Người tự phụ là người luôn đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác nhưng trong mắt thế giới họ lại quá nhỏ bé. Còn đối với người tự ti thì họ lại luôn xem mình thấp kém hơn người khác.
Nguyên nhân khiến con người ta có tính tự phụ
Người có tính tự phụ xuất phát từ việc họ không có tính khiêm tốn trước mọi người.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân là do chủ nghĩa cá nhân hay tự đề cao cái tôi của ban thân.
Một số tác hại của tính tự phụ mang lại
- Tự phụ là một tính xấu có hại. Nó làm cho con người ta ảo tưởng về bản thân mình. Tài năng chỉ có chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác đến mức lố bịch, đáng ghét.
- Người tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thâm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mãn sở thích hơn người. Vì không nhận thức một cách đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số động.
- Người tự phụ sẽ không được sự yêu mến, quý trọng của mọi người mà thay vào đó là sự xa lánh, miệt thị. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc của cá nhân họ.
- Người có tính cách tự phụ không biết lắng nghe, không chịu khó học hỏi và luôn tự thu mình trong cái vỏ bọc của cá nhân nên dễ bị lạc hậu và chậm tiến hơn so với mọi người.
- Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bản thân họ, những người kiêu ngạo sẽ hình thành nên một bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Sự khác biệt giữa tự phụ, tự ti và tự trọng
Ba khái niệm trên đây rất hay bị nhầm lẫn với nhau và ranh giới của chúng cũng khá mong manh nên nhiều người hiểu lầm. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách phân biệt chúng:
Thế nào là tự ti?
Tự ti là tự đánh giá thấp bản thân mình dẫn tới thiếu tự tin vào khả năng của bản thân. Tự ti làm hạn chế suy nghĩ, khả năng nói năng, hành động và ngại giao tiếp với người khác.
Người tự ti thường bị mất điểm rất nhiều trong mắt những người xung quanh. Tính tự ti sẽ tạo ra sức ì, sự ỷ lại cùng tâm lý luôn sợ thất bại và nghi ngờ bản thên nên nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi các nhân.
Người tự ti luôn tự cho mình là người yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi bật so với người khác. Từ nhận thức sai lệch đó về mình, họ sẽ trở nên thụ động, thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc vì sợ thất bại, sợ trách nhiệm và những trọng trách phải gánh.
Tự trọng là gì?
Tự trọng là luôn coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân mình. Đây là một đức tính tốt và được coi là nền tảng để tạo nên những phẩm giá cao quý của con người.
Đức tính này được thể hiện qua những suy nghĩ, lời nói và hành động trong cuộc sống hàng ngày.
Dù khó khăn về kinh tế đến đâu thì những người tự trọng cũng không láy nó làm lý do để thực hiện các hành vi như trộm cắp hay chơi xấu người khác…
Những người có tính tự trọng đều biết rằng phải tôn trọng bản thân mình trước, không làm điều gì để tổn hại đến thanh danh của mình và không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực hay vật chất tầm thường.
Người có tính tự trọng luôn có nhận thức đúng đắn về bản thân và về những người xung quanh. Họ biết phân biệt đúng, sai, phái trái và những đạo lý trên đời. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ vẫn giữ được nếp sống trong sạch.
Như vậy, qua bài viết chắc hẳn các bạn đã biết tự phụ là gì? Hơn thế nữa, các bạn cũng đã có thể phân biệt được tự phụ với tự ti và tự trọng để không bi nhầm lẫn giữa các khái niệm này.
Ý kiến bạn đọc (0)